LIÊN HỆ BÀI VIẾT
Email: knulbmt1990@gmail.com
Tel:0976036894
Showing posts with label hinh-anh. Show all posts
Showing posts with label hinh-anh. Show all posts

NHÀ RÔNG TÂY NGUYÊN

Nhà Rông, bản sắc văn hoá với dáng vẻ uy nghi, hiên ngang tạc vào bóng núi, ngôi nhà Rông với mái cong sắc lẹm thách thức cùng thời gian. Làng nào có nhà rông càng lớn càng bền, đẹp thì càng thể hiện sự giàu có, phồn thịnh và tài hoa.


Nhà rông tây nguyên
Nhà rông


Nhà Rông gắn chặt với các lễ hội hàng năm của làng. Có nhà Rông đương nhiên có lễ hội: Lễ hội đâm trâu, lễ mừng cơm mới... Ðây là nơi tụ tập mỗi khi có việc lớn do già làng đảm trách. Nhà Rông còn là nơi giao lưu đánh chiêng múa hát, kể chuyện, truyền thụ những kinh nghiệm và tinh hoa văn hoá của cộng đồng. Nhà Rông trưng bày, gìn giữ các tài sản chung của làng như trống, chiêng, cồng, vũ khí... và cũng là nơi dành để tiếp khách.

Kiến trúc độc đáo. Kiến trúc nhà Rông là một chỉnh thể về mặt quy hoạch kiến trúc, đồng thời cũng là nét văn hoá đặc thù của các dân tộc Bắc Tây Nguyên, trở thành một biểu tượng thiêng liêng. Nhà Rông là sản phẩm do chính bàn tay, trí tuệ và công sức của dân làng, thực hiện do một nhóm nghệ nhân trong làng chỉ huy. Công việc làm nhà Rông kéo dài có khi tới vài năm. Từ việc chọn đất đến chuẩn bị vật liệu xây dựng, tất cả lấy từ rừng. Ðiều kỳ lạ là toàn bộ ngôi nhà là quy mô khá đồ sộ nhưng không hề sử dụng cây đinh, cọng kẽm nào và đo đạc cũng chỉ bằng cánh tay, bàn tay, dụng cụ thi công chủ yếu là rìu, rựa, dao... Thế nhưng nhà Rông hoàn chỉnh vẫn ở độ chính xác cao. Nhà Rông phải được đứng ở vị trí trung tâm của làng, xung quanh thoáng mát, có sân để vui chơi trong các ngày lễ (nhà Rông còn dựng cả cây nêu và cột gưng nơi diễn ra lễ đâm trâu).

Nội thất nhà Rông mỗi dân tộc có cách trang trí khác nhau. Thường thì trổ 4 cửa (trước sau và hai bên). Cầu thang cửa trước, cột và tay vịn đều đẽo gọt công phu hình bầu nước hoặc hình người. Sàn nhà được lát bằng cây lồ ô đập dẹt, có 1-4 bếp lửa. Trang trí bên trong nhà Rông chủ yếu là các hoạ tiết hoa văn. Các cột chính và nhà ngang, các mối dây buộc được trình bày rất khéo léo và nghệ thuật. Các màu trang trí hoa văn cũng sử dụng từ vỏ cây, quả cây rừng. Theo tục lệ, trước và sau khi dựng nhà Rông đều phải có lễ. Lễ đầu tiên là xin các thần cho làng xây dựng nhà Rông, xin thần rừng cho lấy cây gỗ, mây tre về dựng và sau khi dựng xong phải có lễ hội tương đối lớn. Sau lễ này thì nhà Rông được xem là có thần về ngự trị. Chính vì vậy mà khi dựng nhà mới cũng như khi sửa lại, già làng phải làm lễ xin các thần cho phép được sửa sang, tu bổ.

Nhà Rông truyền thóng vừa là nơi hội tụ gìn giữ bản sắc văn hoá của cộng đồng nhỏ, vừa là niềm tự hào của cộng đồng. Những nhà nghiên cứu dân tộc cho rằng: cùng với trường ca, cồng chiêng, kiến trúc nhà mồ, tượng mồ, nhà Rông là những đóng góp quý giá nhất của văn hoá Tây Nguyên vào kho tàng văn hoá Việt Nam.
Xem thêm →

Hương cao nguyên Buôn Ma Thuột

Nếu đã đến Buôn Ma Thuột, bạn sẽ ấn tượng về một thành phố đậm chất Tây Nguyên với cảnh đẹp hùng vĩ và con người luôn thân thiện.

Khi máy chuẩn bị hạ cánh, từ trên máy bay nhìn xuống thành phố Buôn Ma Thuột qua ô cửa nhỏ, sau hình ảnh những mái nhà nằm san sát nhau là cánh rừng màu vàng úa rất đặc trưng do nắng, gió lâu ngày tạo nên.

Con người Buôn Ma Thuột cũng có những nét rất riêng. Họ thân thiện, thẳng thắn nhưng không thiếu sự khéo léo khi giao tiếp với khách du lịch. Bởi nếu muốn tìm một nơi thưởng thức ẩm thực núi rừng, bạn có thể hỏi thăm bất kỳ người dân nào, thậm chí cả hàng hải sản. Họ sẽ chỉ đường và giới thiệu rất nhiệt tình, niềm nở. Không chỉ vậy, họ còn sẵn sàng tư vấn nhiệt tình cho khách du lịch nên đi chơi những địa điểm nào, phương tiện gì là hợp lý và giá tốt nhất với thái độ chân thành và nụ cười thân thiện.




Du khách thích thú khi được cưỡi voi ở Buôn Đôn.

Đến với Buôn Ma Thuột, nếu không thưởng thức cà phê thì thật là thiếu sót. Được mệnh danh là thiên đường cà phê, vị đắng ở đây dường như không thể lặp lại ở bất kỳ đâu. Cũng loại cà phê ấy nhưng khi mua về nhà pha lại chẳng thể ngon bằng cà phê uống ở Buôn Ma Thuột. Phải chăng họ có công thức và chất nước đặc biệt, cộng thêm cái nắng gió Tây Nguyên làm cho ly cà phê thêm đậm đà và lưu luyến.

Sau khi ăn sáng và thưởng thức cà phê, cuộc hành trình sẽ bắt đầu. Điểm đến đầu tiên là Buôn Đôn với chuyến du hí ngoạn mục trên lưng voi vòng quanh buôn và qua những con suối. Tiếp đến là tour đi bộ qua những cầu treo bằng tre vắt ngang con suối được níu chắc vào thân cây si. Vì thế mà chiếc cầu cứ lắc qua trái, qua phải theo nhịp chân của cả đoàn.

Ra khỏi thung lũng cây si, hành trình tiếp theo sẽ đưa bạn đến thăm nhà của vua săn voi Amakong (cả cuộc đời ông đã săn được 298 con voi, trong đó có 3 con voi trắng). Sự huyền bí, ma quái của vùng đất này càng hiện rõ khi tới thăm khu nhà mồ với những ngôi mộ cổ được viết bằng tiếng Pháp nhưng mang đậm chất văn hóa Tây Nguyên.

Khu nhà mồ nằm giữa rừng cỏ vàng úa và các ụ mối khổng lồ tạo khiến nhiều người có cảm giác sởn da gà. Nếu muốn thử thách lòng can đảm hơn, bạn có thể thăm làng cổ của người Ê Đê vào lúc xế chiều. Khi ánh mặt trời trốn sau những cây đào lộn hột, cả ngôi làng chìm trong bóng tối, ăn hiển hình ảnh những mái nhà dài (khoảng 10-20 m) mờ mờ với một vài ngọn đèn hắt ra ánh sáng yếu ớt. Khung cảnh đó gợi nhớ đến những câu chuyện về con ma ở Tây Nguyên.



Thác Đray Sáp hùng vĩ giữa đất trời Tây Nguyên

Bỏ lại cảm giác sợ hãi, bạn hãy đến thác Đray Nur, Đray Sáp hùng vĩ với hàng nghìn mét khối nước dội xuống mỗi giây tạo nên một khung cảnh ấn tượng. Khi tới gần bạn sẽ cảm thấy mát lạnh vì những hạt nước li ti từ bọt tung trắng xóa. Nước đổ mạnh như một dải lụa thả từ chân trời xuống dòng sông Serepôk, mang đến bầu không khí thoải mái, xóa tan đi cái nóng cái bức của vùng đất Tây Nguyên.

Băng qua những cây cầu treo và cánh rừng xanh mướt đến nới đầu nguồn của con thác, hình ảnh mặt suối phẳng lặng yên ả hoàn toàn khác với sự mạnh mẽ lúc ban đầu. Và thật may mắn khi ai đó được tận tay sờ vào những chùm hoa cà phê trái mùa, trắng muốt, thơm lừng, mọc kín cành cây. Hoa cà phê hút hồn những chú ong và khách du lịch cũng không ngoại lệ.

Hoa cà phê trắng muốt.

Chuyến đi vài ngày tại thành phố xinh đẹp này không chỉ giúp bạn hiểu thế nào là “hương cao nguyên”, con người Tây Nguyên, mà còn là cơ hội được tận mắt nhìn thấy cây kơnia, ngã 6 Ban Mê và tượng đài chiến thắng. Nếu muốn mang về một chút kỷ niệm từ núi rừng Tây Nguyện thì chiếc vòng tay, nhẫn bạc, bên trong là lông đuôi voi sẽ mang lại may mắn cho người đeo nó.


Xem thêm →

Cảnh đẹp tây nguyên

Đến với Tây Nguyên, bạn không chỉ được cưỡi voi khám phá các buôn làng, thưởng thức ly cà phê Ban Mê quyến rũ mà còn được hòa trong không gian văn hóa cồng chiêng độc đáo.

>> Nghe nhạc tay nguyên
>> Ve may bay

Tùy vào thời gian lưu lại mảnh đất đầy nắng và gió này, bạn có thể lên lịch để trải nghiệm những điều thú vị sau đây:

Thưởng thức một buổi cồng chiêng

Văn hóa cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể phong phú của các dân tộc. Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu... đều phải có tiếng cồng chiêng như là thứ để nối kết những con người trong cùng một cộng đồng.

Tượng nhà mồ

Người Tây Nguyên quan niệm chết là bắt đầu cuộc sống mới ở thế giới của hồn ma. Ngôi nhà mồ, những pho tượng mồ được làm ra để phục vụ cho lễ bỏ mả hay cuộc chia tay, cuộc vui cuối cùng của người sống và người chết. Tượng nhà mồ lấy cảm hứng từ đời sống sinh hoạt. lao động sản xuất và đời sống tâm linh gắn với phong tục tập quán của mỗi tộc người.




Tượng nhà mồ và cồng chiêng là văn hóa tâm linh của đồng bào Tây Nguyên

Thưởng thức ly cà phê Ban Mê thơm phức

Không ở đâu thưởng thức cà phê ngon như khi ngồi ở Tây Nguyên. Có lẽ bởi ngồi trong không gian của mảnh đất đỏ bazan giữa cái nắng cái gió, giữa không khí trong lành của đất trời, ly cà phê được pha từ chính sản phẩm của mảnh đất này mới thực sự nồng đượm. Lễ hội cà phê ở Tây Nguyên nhằm tôn vinh cây cà phê, loài cây đã đem lại sự ấm no, trù phú cho mảnh đất vùng cao này.

DU LỊCH
Khám phá buôn làng AKô Đhông

Buôn AKô Đhông hay Buôn Cô Thôn là một buôn làng người Ê Đê nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật - thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là một buôn lớn có lịch sử lâu đời và giữ được nhiều giá trị truyền thống. Hiện nơi đây là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố. Đến với buôn làng, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cuộc sống của những người dân vùng đất Tây Nguyên quanh năm nắng gió và sống trong không khí núi rừng đặc trưng.

Chinh phục ngã ba Đông Dương

Cửa khẩu Bờ Y, nơi một con gà cất tiếng gáy cả ba nước cùng nghe là địa chỉ không nên bỏ qua nếu bạn có dịp đến với vùng đất này. Là ngã ba biên giới giữa Việt Nam – Lào – Campuchia, đây là cột mốc lãnh thổ quan trọng quốc gia.

TÂY NGUYÊN NHỮNG MẦU HOA





Tháng 12 dương lịch là thời điểm lý tưởng để du khách đến Tây Nguyên bởi lúc này nơi đây diễn ra nhiều lễ hội và là mùa hoa dã quỳ nở vàng rực trên đất đỏ bazan.

Đầu tháng 1, cả Tây Nguyên chuyển mình trong màu lá của những cánh rừng cao su. Cao su trút lá, rũ những mệt mỏi của mình một lần cuối trong năm, đốt nốt những tàn dư của mình thành màu vàng màu đỏ rực rỡ trên cành, trước khi rời mình xuống đất mẹ.

Tháng 3, những rẫy hoa cà phê trắng muốt bắt đầu nở vào mỗi dịp xuân về. Mỗi vụ hoa thưởng nở 2 – 3 đợt cho đến cuối mùa xuân.

Gỏi lá độc đáo

Nếu một lần đến phố núi nằm ở cực bắc Tây Nguyên (Kontum), mời bạn cùng cư dân vùng sơn cước thưởng thức món gỏi lá đặc sản Tây Nguyên. Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây Nguyên mới có. Lá rừng ăn kèm với thịt heo ba chỉ, tôm rang, da heo thái mỏng trộn cùng bột gạo nếp rang.
Xem thêm →
 
Video tây nguyên