LIÊN HỆ BÀI VIẾT
Email: knulbmt1990@gmail.com
Tel:0976036894
Showing posts with label tin-tuc. Show all posts
Showing posts with label tin-tuc. Show all posts

NHÀ RÔNG TÂY NGUYÊN

Nhà Rông, bản sắc văn hoá với dáng vẻ uy nghi, hiên ngang tạc vào bóng núi, ngôi nhà Rông với mái cong sắc lẹm thách thức cùng thời gian. Làng nào có nhà rông càng lớn càng bền, đẹp thì càng thể hiện sự giàu có, phồn thịnh và tài hoa.


Nhà rông tây nguyên
Nhà rông


Nhà Rông gắn chặt với các lễ hội hàng năm của làng. Có nhà Rông đương nhiên có lễ hội: Lễ hội đâm trâu, lễ mừng cơm mới... Ðây là nơi tụ tập mỗi khi có việc lớn do già làng đảm trách. Nhà Rông còn là nơi giao lưu đánh chiêng múa hát, kể chuyện, truyền thụ những kinh nghiệm và tinh hoa văn hoá của cộng đồng. Nhà Rông trưng bày, gìn giữ các tài sản chung của làng như trống, chiêng, cồng, vũ khí... và cũng là nơi dành để tiếp khách.

Kiến trúc độc đáo. Kiến trúc nhà Rông là một chỉnh thể về mặt quy hoạch kiến trúc, đồng thời cũng là nét văn hoá đặc thù của các dân tộc Bắc Tây Nguyên, trở thành một biểu tượng thiêng liêng. Nhà Rông là sản phẩm do chính bàn tay, trí tuệ và công sức của dân làng, thực hiện do một nhóm nghệ nhân trong làng chỉ huy. Công việc làm nhà Rông kéo dài có khi tới vài năm. Từ việc chọn đất đến chuẩn bị vật liệu xây dựng, tất cả lấy từ rừng. Ðiều kỳ lạ là toàn bộ ngôi nhà là quy mô khá đồ sộ nhưng không hề sử dụng cây đinh, cọng kẽm nào và đo đạc cũng chỉ bằng cánh tay, bàn tay, dụng cụ thi công chủ yếu là rìu, rựa, dao... Thế nhưng nhà Rông hoàn chỉnh vẫn ở độ chính xác cao. Nhà Rông phải được đứng ở vị trí trung tâm của làng, xung quanh thoáng mát, có sân để vui chơi trong các ngày lễ (nhà Rông còn dựng cả cây nêu và cột gưng nơi diễn ra lễ đâm trâu).

Nội thất nhà Rông mỗi dân tộc có cách trang trí khác nhau. Thường thì trổ 4 cửa (trước sau và hai bên). Cầu thang cửa trước, cột và tay vịn đều đẽo gọt công phu hình bầu nước hoặc hình người. Sàn nhà được lát bằng cây lồ ô đập dẹt, có 1-4 bếp lửa. Trang trí bên trong nhà Rông chủ yếu là các hoạ tiết hoa văn. Các cột chính và nhà ngang, các mối dây buộc được trình bày rất khéo léo và nghệ thuật. Các màu trang trí hoa văn cũng sử dụng từ vỏ cây, quả cây rừng. Theo tục lệ, trước và sau khi dựng nhà Rông đều phải có lễ. Lễ đầu tiên là xin các thần cho làng xây dựng nhà Rông, xin thần rừng cho lấy cây gỗ, mây tre về dựng và sau khi dựng xong phải có lễ hội tương đối lớn. Sau lễ này thì nhà Rông được xem là có thần về ngự trị. Chính vì vậy mà khi dựng nhà mới cũng như khi sửa lại, già làng phải làm lễ xin các thần cho phép được sửa sang, tu bổ.

Nhà Rông truyền thóng vừa là nơi hội tụ gìn giữ bản sắc văn hoá của cộng đồng nhỏ, vừa là niềm tự hào của cộng đồng. Những nhà nghiên cứu dân tộc cho rằng: cùng với trường ca, cồng chiêng, kiến trúc nhà mồ, tượng mồ, nhà Rông là những đóng góp quý giá nhất của văn hoá Tây Nguyên vào kho tàng văn hoá Việt Nam.
Xem thêm →

Ít ỏi & chưa có dấu ấn


Ngày 15/5/2014, Viện hàn lâm KHXH Việt Nam đã tổ chức cuộc Hội thảo Khoa học” Phát triển Văn học Việt nam trong bối cảnh đổi mới & hội nhập quốc tế“. Một số nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu  người dân tộc thiểu số các vùng như Mã A Lềnh ( dân tộc Mông – Lào Cai),Y Phương , Cao Duy Sơn ( dân tộc Tày – Cao bằng), Hoàng An ( Dân tộc Tày – Lạng Sơn), Linh Nga Niê kdam ( dân tộc Ê đê – Đăk lăk) đã có mặt tại hội thảo. Nhiều vấn đề về vẻ đẹp, thành tựu, sự đóng góp , đội ngũ, những hạn chế , thậm chí là bức xúc của văn học các dân tộc thiểu số trong sự phát triển đời sống văn học nước nhà đã được trình bày.

                                                             Các nhà văn DTTS trong hội thảo

Sau đây là trích tham luận “ điểm danh” đội ngũ tác giả văn học người dân tộc thiểu số vùng Trường Sơn – Tây Nguyên tại hội thảo:


Thông thường, với  vùng đất có một kho tàng văn học dân gian truyền miệng đồ sộ như trường ca, lời nói vẫn, cổ tích… ở Tây Nguyên, sẽ phải có rất đông đảo những người cầm bút làm nên sự nghiệp văn học đương đại của khu vực. Nhưng tính đến năm 2014, khu vực Trường Sơn -Tây Nguyên tuy có bốn thế hệ tác giả văn học người dân tộc thiểu số, nhưng vẫn ít ỏi so với các dân tộc anh em phía Bắc. Điểm danh, chúng ta sẽ có :

- Thế hệ thứ nhất , cầm bút từ trước năm 1975  và vẫn viết “ lai rai” cho đến năm 1985,  thời gian rất dài nhưng số lượng tác giả vô cùng ít ỏi , gồm :  nhà văn Y Điêng Kpă Hô Dí và tác giả thơ Mlô Y Cla Vi  ( dân tộc Ê đê – Phú Yên); nhà văn Nay Nô ( dân tộc Jrai – Gia Lai); cố tác giả thơ Đinh Xăng Hiền ( dân tộc Hrê – Quảng Ngãi); tác giả thơ Kpă Y Lăng ( dân tộc Bâhnar- Phú Yên).

                Thời gian này hầu như không có sự quan tâm thật sự của bất cứ một cơ quan chức năng nào đối với việc xây dựng đội ngũ tác giả người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, tuy đã có hai người là hội viên của Hội nhà văn VN

- Thế hệ thứ hai bổ xung trong những năm 1986 – 2000, từ sự ra đời của Hội VHNT các dân tộc thiểu số VN, tạo nên một sân chơi, chăm lo đến sự phát triển của tác giả dân tộc thiểu số cả nước. Đồng thời với sự quan tâm của các hội VHNT địa phương, thêm 5 cây bút mới xuất hiện : nhà thơ Nga Ri Vê  ( dân tộc Hrê- Quảng Ngãi), nhà văn Kim Nhất ( dân tộc Bâhnar – Bình Định) , Ka Sô Liễng ( dân tộc Chăm Hroaih- Phú Yên), H’Linh Niê ( dân tộc Ê đê – Đăk lăk) , Hồ Chư ( dân tộc Vân Kiều – Quảng Trị). Đã bắt đầu có phong cách riêng, mang đậm dấu ấn văn học dân gian  truyền miệng miền núi Trường sơn – Tây Nguyên

Đội ngũ viết văn DTTS đương đại ở TS-TN từ sau năm 2000 tăng lên một cách đáng kể, nhờ sự chăm lo của 2 Hội Nhà Văn và Hội VHNT các dân tộc thiểu số VN cũng như các Hội địa phương . Thế hệ thứ ba trưởng thành bổ xung  “ làng thơ” 2 nữ tác giả Hoàng Thanh Hương ( dân tộc Mường – Gia Lai) và  Niê Thanh  Mai( dân tộc Ê đê, Đăk lăk) cho “ xóm văn xuôi”. Tiếp sau đó là sự “ tự thân phát tiết” của hai tác giả thơ H’Trem Knul ( dân tộc Ê đê- Đăk lăk) và K’ra zan Plin ( dân tộc K’Ho- Lâm Đồng).

Từ các trại bồi dưỡng  sáng tác văn thơ dành cho thiếu nhi mỗi mùa hè như Hạ xanh, rồi Hương rừng… và sự nỗ lực tìm kiếm, nâng niu các cây bút trẻ viết song ngữ, Hội VHNT Đăk lăk hoan hỉ chào đón thế hệ thứ tư các gương mặt rất trẻ trung  H’Xíu H’Mok, H’Siêu ( dân tộc Ê đê – Đăk Lăk), Hồng Nhật Rya Lang ( dân tộc Mnông – Đăk Nông). Đặc biệt hai cô gái Ê đê ở Đăk lăk tốt nghiệp  đại học viết văn do Hội nhà Văn VN phối hợp với trường đại học VHNT Quân đội tổ chức H’Phi la Niê và H’ Wê ra Niê. Nhìn sang cao nguyên phía bắc, có thêm  Y Việt Sa ( dân tộc Sê Đăng ) và Đinh Su Giang ( dân tộc Bâhnar) ở Kon Tum  và H’Bi Tô ( dân tộc Jrai – Gia Lai),

Vậy là chỉ tạm tính từ năm 1975 đến nay, đội ngũ cầm bút người dân tộc thiểu số của khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên đã tăng lên đáng kể. Còn chất lượng thì ra sao?

Qua tác phẩm của các tác giả bốn thế hệ, người đọc có thể nhận thấy được một phần đời sống đương đại, hình ảnh và văn học dân gian Tây Nguyên  ảnh hưởng rõ nét trong các tác phẩm. Tuy nhiên nội dung vẫn  chưa phản ánh hết hiện thực các vấn đề “ nóng” ở địa bàn ( hoặc có nhưng chưa sâu sắc), cho dẫu Tây Nguyên có tới bốn đề tài lớn chưa được khai phá hết : những mất mát hy sinh và cống hiến qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chống Phulrô; những mất còn trong cuộc chuyển đổi kinh tế ồ ạt và nhanh chóng; sự chuyển đổi từ đa thần sang các tín ngưỡng khác; cuộc chuyển cư đầy nước mắt đớn đau của các dân tộc phía Bắc.. Bên cạnh đo,sự  sơ khai, đơn giản trong mổ xẻ tâm lý, hạn chế về cấu trúc ngôn ngữ, nghệ thuật dựng chuyện yếu…là những nguyên nhân khiến văn học đương đại khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên   chưa có những tác phẩm gây được sự chú ý của dư luận. Cũng chưa phát triển được song ngữ để có thể tới được với cộng đồng tộc người chính mình.

Có  những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan trong sự phát triền cả đội ngũ lẫn tài năng của văn học đương đại khu vực Trường Sơn _ Tây Nguyên.

Nguyên nhân khách quan  là  trong khi các nhà nghiên cứu, phê bình văn học chuyên nghiệp chưa có mối quan tâm đúng mức, sự nghiên cứu có chiều sâu học thuật , thì sự phê bình tổng thể riêng cho VHDTTS , nhất là khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên lại rất  mờ nhạt. Tác phẩm cũng  không đến được với công chúng còn bởi sự in ấn, xuất bản  quá khó khăn đối với đời sống kinh tế của mỗi tác giả.

Nguyên nhân chủ quan về phía các tác giả : thế hệ thứ nhất & thứ hai có xuất phát điểm từ nền văn hóa phổ thông thấp. các thế hệ sau thiếu vốn sống, thiếu nội lực. Tất cả đều thiếu sự giao lưu, tiếp cận & tập huấn nghiệp vụ ,lúng túng trong chọn và thể hiện đề tài. Chưa dám dấn thân , còn bị đời sống kinh tế thị trường chi phối.Vậy nên việc ý thức được sự nhận lãnh trách nhiệm để dấn thân & nỗ lực của mỗi tác giả, nhất là tác giả trẻ  cũng là một yếu tố rất quan trọng.

Bên cạnh đó, chúng tôi mong mỏi Hội Nhà Văn & Hội DTTS  chăm lo đến việc bồi dưỡng đội ngũ sâu hơn, rộng hơn,thường xuyên hơn. Và đã đến lúc cần có một cuộc hội thảo nghiêm túc, sâu, rộng về đề tài VH các DTTSVN, không chỉ lắng nghe tiếng nói các tác giả vùng miền, mà còn với sự tham gia của các nhà nghiên cứu , lý luận phê bình chuyên nghiệp; để rút kinh nghiệm và định hướng cho sự phát triển.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã thực sự làm nên những nét son trong Văn Hóa Việt Nam. Lẽ nào văn học đương đại DTTS lại không có chút đóng góp gì trong đó?  Chẳng phải kể cả hoa dại cũng vẫn tô điểm vẻ đẹp của núi rừng nói riêng và thiên nhiên VN nói chung đó sao? Vậy Văn học các dân tộc thiểu số đang ở vị trí nào trong dòng chảy của văn học VN?. Và chúng ta có quyền hy vọng chứ !?

Vĩ thanh : thử đếm đầu tác phẩm của bằng ấy tác giả xem nhé : Ba nhà văn dẫn đầu với số lượng xuất bản nhiều nhất Kim Nhất ( 14 đầu sách trong đó có 1 tiểu thuyết), Y Điêng ( 7 đầu sách, trong đó 5 tiểu thuyết) . Nga Ri vê ( 7 đầu sách, trong đó có 1 tập văn xuôi). Sau đó là H’Linh Niê ( 6 đầu sách),Hoàng Thanh Hương ( 4 đầu sách, trong đó có 1 tập văn xuôi) , Hồ Chư ( 4 tập thơ in riêng), Niê Thanh Mai ( 3 tập truyện ngắn). Các tác giả khác từ 1-2 tập, tác giả trẻ chưa đủ để in riêng.Ít ỏi quá !

Nguồn copy Linhnganiekdam.vn
Xem thêm →

ĐăK LăK TUYỂN DỤNG

CÔNG TY TNHH TM & DV VIỆT TÍN
http://viettingialai.com/ CẦN TUYỂN 10 NHÂN VIÊN KINH DOANH (nam, nữ) : Tốt nghiệp TC trở lên các nghành kinh tế, quản trị KD, tài chính… - Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc 2 năm trở lên - Có phương tiện đi lại, máy tính cá nhân (làm việc tại Kontum: 03NS. Làm việc tại Gialai :06 NS) 05 Cộng Tác Viên Kinh doanh: - Làm việc bán thời gian - Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc 5 năm trở lên
LÀM VIỆC TẠI ĐẮK LẮK VÀ CÁC HUYỆN CỦA ĐẮK LẮK CÁCH LIÊN HỆ TỐT NHẤT GỬI CV QUA MAIL
Hồ sơ nộp về : 63 Phạm Văn Đồng- P. Tây Sơn – Pleiku (Hồ Sơ photo không cần công chứng, HS không đạt không trả lại) ĐT : 0596251 777 – 0596 500 599 Hồ sơ nộp trực tuyến về Email:viettingialai@gmail.com
Xem thêm →

Buôn Ma Thuột vào tháng tư

Hãy xách ba lô lên và khám phá thủ phủ Tây nguyên trong những ngày tháng 4 hoa pơ lang nở đỏ rực.

Nắng gió, những rẫy cà phê xanh bạt ngàn, ché rượu cần ngất ngây hay không gian cồng chiêng đượm màu huyền thoại khiến Buôn Ma Thuột là điểm đến độc đáo bậc nhất Tây Nguyên.

Dù không “rủng rỉnh”, bạn cũng đừng ngần ngại khi chọn nơi đây là điểm dừng chân cho những ngày nghỉ lễ “dài hơi” sắp tới vì mọi dịch vụ ở đây đều vô cùng phải chăng và thân thiện.

DU LỊCH BUÔN ĐÔN

Buôn Đôn nằm ở xã Krông Na, cách Buôn Ma Thuột khoảng 40km. Nơi đây là xứ sở của nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.




Đến đây, du khách không chỉ được ngắm nhìn dòng Serepok huyền thoại, mà còn được trải nghiệm những cảm giác thú vị với hành trình trên lưng voi, trực tiếp khám phá đời sống văn hóa, phong tục, sinh hoạt của nhiều dân tộc M’Nông, Ê đê... Phí cưỡi voi vào khoảng 30.000 - 50.000 đồng/người, nghỉ qua đêm tại nhà dài truyền thống là 40.000 đồng/người.

Cụm thác Dray Sap, Dray Nur, Gia Long

Mỗi ngọn thác ở Tây Nguyên đều khoác trên mình những huyền thoại riêng bên cạnh vẻ hùng vĩ tự nhiên. Theo hướng quốc lộ 14 đi Đăk Nông, chúng ta sẽ bắt gặp cụm thác Dray Sap, Dray Nur, Gia Long.

Những năm gần đây, việc xây dựng nhà máy thủy điện đã phần nào giảm bớt dòng chảy của thác, do đó thời điểm thích hợp nhất để đến đây là vào mùa mưa.

BUÔN KO THÔNG

Nằm ngay cuối đường Trần Nhật Duật, Ako Đhông được gọi là “làng trong phố” với những ngôi nhà dài cổ, nếp sinh hoạt đậm nét truyền thống và những đêm di sản cồng chiêng bất tận. Đây cũng là quê nhà của cố nghệ sĩ Y Moan.



Cầu thang gỗ truyền thống thể hiện tập quán mẫu hệ của người Ê đê


ẨM THỰC TÂY NGUYÊN

Cá lăng sông Serepork hay gà nướng, cơm lam là những đặc sản không thể bỏ qua khi đến Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, ẩm thực đường phố cũng rất phong phú và hấp dẫn.



Từ những món lạ miệng như bún cá dầm, bún đỏ, bánh khọt, cho đến những món ăn quen thuộc với hương vị độc đáo riêng hủ tiếu, cơm tấm, bún bò... Chỉ với khoảng 30.000 đồng/bát là đã “no kềnh”
Xem thêm →

Giao diện mới của nhạc tây nguyên nhạc êđê

Hôm nay chính thức 2 năm nhacede.com tồn tại với mục đích chia sẽ âm nhạc và quảng bá văn hóa cồng chiêng tây nguyên

Giao diện mới của nhacede.com được thiết kế bằng bootrap



Website nghe nhạc tây nguyên

Xem thêm →

Cuộc sống của người nông dân Tây Nguyên

NÔNG DÂN TÂY NGUYÊN

Có về Buôn Ma Thuột mới biết cuộc sống của người nông dân trồng cà phê ở đây như thế nào. Cây cà phê không hoàn toàn là tất cả, nhưng là một phần thiết yếu trong cuộc sống mỗi người dân nơi đây


Nông dân dân tộc tây nguyên

Chú nông dân


Anh nông dân đang lái xe cày chở ống đi tưới cafe




Mùa này những cây cà phê lười biếng nhứt cũng đã trổ những bông hoa cuối cùng...

Tây nguyên có nắng, có gió và có cả cái tình yêu 'đó đó' dành cho cà phê lớn lên, vun đắp từng ngày và hứa hẹn sẽ bền lâu đến mai sau, đến khi nào Tây Nguyên nói chung và Ban Mê nói riêng thôi không còn là thủ phủ cà phê nữa. Mà điều ấy, thì có vẻ khó xảy ra lắm, phải không?

Nguồn từ bmtvn.com
Xem thêm →

Độc đáo lễ cưới của người Dao đỏ

Người Dao đỏ quan niệm, khi người đi lấy chồng không để mặt trời nhìn thấy bởi sợ mất vía cô dâu, sẽ không gặp may trong cuộc đời sau này.
 Khi đoàn đưa dâu đến nhà trai sẽ phải nghỉ chân ở đầu ngõ, chờ người dẫn đường của nhà trai về báo trước. Nhà trai sẽ cử một đoàn kèn, trống và ông chủ lễ ra đón.




Sau đó, đội kèn sẽ đón cô dâu vào nhà để thầy mo cúng trình báo tổ tiên nhà trai. Khi vào nhà chú rể, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau bái lạy tổ tiên và thần bếp, sau đó cô dâu được đưa vào buồng cưới.

Ngay sau khi nghi lễ cúng kết thức, nhà trai dọn cỗ mời nhà gái và họ hàng cùng uống rượu.

Xin giới thiệu những hình ảnh đặc sắc trong lễ cưới của một đôi trai gái người Dao đỏ ở xã Thẳm Dương, huyện Văn Bàn:



Sau khi lễ gia tiên xong, cô dâu được mẹ chồng đưa vào buồng riêng dành cho đôi uyên ương.



Theo tục lệ của người Dao đỏ xã Thẳm Dương, huyện Văn Bàn, trai gái đến tuổi trưởng thành có quyền tự do tìm hiểu để lấy người mình yêu.

Khi trai gái quen nhau, mến nhau, họ đi đến quyết định xây dựng hạnh phúc lứa đôi thì gia đình nhà trai sang nhà gái tiến hành thủ tục hỏi vợ cho chàng trai và tổ chức lễ cưới.

Theo báo Báo lào cai

Xem thêm →

Sêrêpôk được công nhận là Di tích lịch sử

Trung tâm Quản lý di tích tỉnh cho biết, Bến phà Sêrêpôk (nằm trên địa bàn xã Krông Ana- huyện Buôn Đôn) vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di tích lịch sử đặc biệt.


Sông Sêrêpôk
 Sông Sêrêpôk

Trong số 20 di tích, danh thắng được xếp hạng này, Sở VH-TT-DL cũng đã có văn bản phân cấp quản lý, bảo vệ cho chính quyền địa phương nhằm từng bước đưa vào khai thác, phục vụ cho việc phát triển văn hóa- du lịch.

>> Nghe nhạc Tây Nguyên

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Bến phà Sêrêpôk thuộc hệ thống đường mòn Trường Sơn, là địa điểm thường xuyên bị kẻ thù đánh phá ác liệt nhằm cắt đứt mọi chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường Tây Nguyên nói riêng và miền Nam nói chung.



Voi bản Đôn tại sông Sê rê pôk

Để giữ vững con đường huyết mạch và chiến lược này, quân và dân ta đã anh dũng đánh trả lại hàng nghìn lược tập kích bằng không lực hiện đại của đối phương, lập nên những chiến công chói lọi.


Như vậy, đến nay, trên địa bàn tỉnh, ngoài di tích lịch sử được công nhận đặc biệt nói trên còn có 19 di tích, danh thắng được công nhận cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Xem thêm →

Nữ sinh người dân tộc Ê đê được học bổng nước ngoài

Nữ sinh người dân tộc Ê đê được học bổng nước ngoài(Dân trí) - Là nữ sinh người dân tộc Ê đê đầu tiên của Đại học Tây Nguyên được học bổng toàn phần ngành vật lý tại Cu Ba, sau khi tốt nghiệp, H’Linh H’Mok tiếp tục giành học bổng ở Mehico. Cô gái này trở thành niềm tự hào của buôn làng mình.c
hàng tiến sĩ 27 tuổi giảng dạy tại Singapore săn học bổng

Xem thêm →

Văn minh giao tiếp thời hội nhập , Học tập

Văn minh giao tiếp thời hội nhập , Học tậpDưới cái nhìn sắc sảo của một người chuyên về công tác đối ngoại, việc giao tiếp thời kì hội nhập sẽ khiến nhiều người phải giật mình, suy nghĩ. Các mỗi quan hệ làm ăn của doanh nghiệp ngày nay ,không chỉ giới hạn trong khuôn khổ Quốc gia,mà còn vươn ra tầm Quốc tế.
Xem thêm →

Tìm hiểu văn hóa Mỹ

Tìm hiểu văn hóa Mỹ
Qua sách báo, phim ảnh, TV hay lời kể của một người Mỹ đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, chắc hẳn trong bạn đã xuất hiện những suy nghĩ, ấn tượng khác nhau về đất nước, con người và cuộc sống nơi đây. Liệu có phải tất cả những điều bạn chưa từng được tận mắt chứng kiến đều là sự thật?
Xem thêm →

Trường ở Tây Nguyên có 7 Thủ khoa đại học

Trong kỳ thi đại học vừa rồi, trường THPT chuyên Nguyễn Du – tỉnh Đak Lak có tới 7 Thủ khoa, đặc biệt có một lớp "đóng góp" đến 5 Thủ khoa. Đây không chỉ là niềm hãnh diện của các thủ khoa, của nhà trường mà còn là của cả cao nguyên đại ngàn hùng vĩ

Thủ khoa người Ê ĐÊ
Có những em dù với điều kiện gia đình và hoàn cảnh khá đặc biệt so với nhiều bạn cùng lớp những đã thể hiện ý chí, nỗ lực vượt khó, vượt nghèo, vươn lên trong học tập để đạt Thủ khoa.

Em Nguyễn Cường Quốc dù nhà nghèo, cha làm nương rẫy, mẹ đi bán bắp dạo trên phố nuôi 2 anh chị đang học đại học nhưng đã thể hiện nỗ lực tuyệt vời khi là chủ nhân của giải Khuyến khích lớp 11 và giải Nhì Học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 môn Toán.

Em Hoàng Hiệp, học sinh dân tộc Tày, liên tục suốt 3 năm học đạt danh hiệu là học sinh xuất sắc của trường. Dù là học sinh ở lớp chuyên Toán, học và thi vào khối A nhưng Hoàng Hiệp đều học giỏi môn tiếng Anh và đạt Học sinh giỏi tỉnh môn tiếng Anh năm lớp 12. Em Nguyễn Trần Sang, lớp trưởng và cũng là học xuất sắc liên tục 3 năm học.
Xem thêm →
 
Video tây nguyên