Đi công tác nước ngoài là "chuyện thường ngày" với rất nhiều doanh nhân. Tuy nhiên, cách ứng xử sao cho phù hợp thì không phải ai cũng biết.
Chuyện thứ nhất.
Trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ gần đây của một đoàn doanh nghiệp Việt Nam, tại sân bay ở Nhật, một doanh nhân của ta bước vào "duty–free shop" (cửa hàng miễn thuế). Anh này thản nhiên cầm một cái ví da hiệu Cartier, không cần xem giá, mang ra quầy tính tiền. Và kết cục là anh phải trả lại cái ví hơn 700 USD đó, vì giá cao hơn anh tưởng nhiều...
Chuyện thứ hai.
Trong một chuyến đi làm việc tại Thái Lan, một nữ doanh nhân có kinh nghiệm của Việt Nam đã phạm một sai lầm đáng tiếc.
Chị vào siêu thị, chọn một cái kính, như người ta thì phải cầm ở tay công khai trước khi ra bàn thanh toán, đằng này chị lại "tiện tay" cho vào túi xắc và "quên" không trả tiền. Ra đến cửa mới nhớ thì sợ quá, chị không biết xử trí thế nào đành... vứt vào sọt rác. (Điều này thể hiện rằng chị không có ý ăn trộm).
Theo hệ thống camera giám sát, bảo vệ siêu thị đã tìm ra chị và sau lời phân trần đã chấp nhận "hộ tống" cho chị ra thanh toán tiền. Chuyện có lẽ đã xong nếu anh em trong đoàn không nhìn thấy và nóng vội, chưa hiểu đầu đuôi thế nào đã lớn tiếng với người bảo vệ khiến anh này tức quá gọi cảnh sát tới. Kết quả là chị phải ở lại mấy tháng chờ xét xử xong, về nước cũng "thân bại danh liệt".
"Văn minh" có ý nghĩa rộng
Bao gồm cả những việc rất "tiểu tiết" nhưng lại mang ảnh hưởng nhất định trong môi trường quốc tế như chuyện ăn mặc, cư xử…
Trước đây, thời chưa hội nhập, nước ta vừa nghèo, vừa thiếu ngoại ngữ, hiểu biết về thế giới rất hạn chế, đoàn công du của ta có phần "lép vế" hơn về khía cạnh này, ăn mặc thì đơn điệu, chỉ một màu sẫm thôi.
0 nhận xét:
Post a Comment